Đau buốt khớp xương – Nguyên nhân do đâu? Sự hư hỏng vùng đệm giữa các khớp xương ảnh hưởng nhiều đến vận động, gây đau nhức được giới chuyên môn gọi là thoái hóa khớp . Bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau thời kỳ mang thai, phụ nữ tuổi mãn kinh… Vì đâu? Mỗi đầu xương được bọc một lớp sụn. Nhờ vậy, hai khớp xương dễ dàng trượt lên nhau, giúp vận động nhanh nhẹn, gọn gàng và không đau. Sụn mòn đến đâu được cơ thể tái tạo đến đấy. Nhưng quá trình này chỉ diễn ra nhanh chóng ở tuổi thanh xuân. Khi bước qua tuổi 50, tốc độ sẽ chậm dần. Sụn “bồi” ít mà “xói lở” lại nhiều nên các đầu khớp mất “quân” bảo vệ, sự va chạm giữa hai đầu xương trở nên khó khăn và gây đau khi di chuyển, vận động. Thoái hóa khớp ở mỗi người mỗi khác, tùy thuộc vào cơ địa và điều kiện làm việc. Nhân viên văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng, người khuân vác nhiều dễ bị thoái hóa khớp gối, khớp háng, thoái hóa cột sống… Trước đây, người ta cho rằng thoái hóa khớp là bệnh của người cao tuổi, nhưng gần đây người ta nhận thấy người trẻ cũng bị thoái hóa khớp. BS Thái Thị Hồng Ánh – Trưởng khoa Nội cơ – xương – khớp, BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM cho biết: “Nhiều nghiên cứu cho thấy, nữ bị thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam từ ba đến sáu lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân vì sao có sự “ưu tiên” này ở nữ giới”. Các dấu hiệu nhận biết Người bị thoái hóa khớp gối thường đau khi vận động, bớt đau khi nghỉ ngơi, vận động khó khăn, có tiếng kêu lạo xạo trong khớp. Người thoái hóa khớp gót chân sẽ cảm thấy thốn gót chân sau khi ngủ dậy. Thoái hóa khớp gối thì bị đau nhiều khi ngồi xổm, đứng lên khó khăn. Thoái hóa khớp khớp háng đi lại khó khăn vì khớp háng “khuân vác” gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể. Thoái hóa cột sống lưng thường bị đau từ lưng xuống chân, đôi khi có cảm giác như điện giật… Phòng ngừa Các hoạt động: co, duỗi, chạy nhảy… có được là nhờ vào lực kéo, đẩy của cơ bắp và sự thay đổi vị trí của xương. Sự vận động ngoài việc giúp máu huyết lưu thông dễ dàng còn giúp cơ bắp rắn chắc, giúp xương đỡ phải “gồng gánh”. Để bảo vệ xương khớp, cần vận động hợp lý, không đứng lâu, ngồi lâu… Khi ngồi hoặc đứng nên giữ lưng thẳng. Dinh dưỡng hợp lý, không để thừa cân, béo phì. Phụ nữ có tỷ lệ thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới nên cần tránh ngồi xổm, tránh các yếu tố gây chấn thương, tránh mang giày cao gót hoặc đi lại trên đường gập ghềnh… Khi bị viêm khớp do nhiễm trùng, nên điều trị sớm. Cần biết, những trường hợp thoái hóa khớp do cơ địa hoặc do yếu tố di truyền việc điều trị khó khăn hơn. Theo BS Thái Thị Hồng Ánh, bệnh nhân thoái hóa khớp thường mắc phải một số sai lầm như cố tập luyện để giảm đau: Không ít người khi mỏi cổ, đau nhức tay liền lắc cổ, bẻ tay kêu rôm rốp. Thực tế, những động tác này dễ làm hư khớp. Nguy hiểm nhất là dùng lại toa thuốc, mượn toa thuốc của người khác để dùng cho mình hoặc ra nhà thuốc “khai bệnh”. Tìm hiểu thêm về các bệnh khớp: flexgcm.vn/benh-khop-c48.html Tags: thoái hóa khớp | thoai hoa khop | viêm khớp | viem khop | thấp khớp | thap khop | glucosamine Những chủ đề khác : làm sao để có thai | lam sao de co thai | chuẩn bị mang thai | chuan bi mang thai | dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai | dinh duong cho phu nu mang thai | thuốc dưỡng thai | thuoc duong thai | tăng khả năng thụ thai | tang kha nang thu thai | dinh dưỡng cho bà bầu | dinh duong cho ba bau
|