Trong kì thi tốt nghiệp những năm gần đây mà cụ thể là 2 năm 2012 và 2013, môn Địa lý luôn là một trong 6 môn thi. Đối với những bạn thi khối C thì việc này là khá đơn giản. Nhưng với những bạn thi các khối khác thì việc phải căng sức ra cho môn học khá “khoai” này của kì thi tốt nghiệp thực sự là một trở ngại. Do vậy, gia sư Hà Nội xin đưa ra một vài dạng đề cơ bản giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý nhanh và hiệu quả. Dạng đề trình bày: Nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của thí sinh. Ví dụ: nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi của nước ta; trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nước ta; trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta… Dạng đề phân tích – chứng minh: Thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải biết vận dụng để lý luận, phân tích, chứng minh một vấn đề. Ví dụ: Phân tích các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta; phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế – xã hội; phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ; chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây… Dạng đề so sánh: Thí sinh cần tổng hợp kiến thức để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng địa lý. Ví dụ: so sánh sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên; so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta. Dạng đề giải thích: Thí sinh không chỉ thuộc bài mà còn phải biết vận dụng kiến thức để giải thích. Ví dụ: Tại sao ở nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý? Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp? Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?… Môn Địa lý cũng là một môn học khá kén người học và người dạy, tài liệu cho môn này cũng rất ít và sách giáo khoa cũng có nhiều dạng bài tập cho chúng ta. Nếu các bạn không chịu khó nghe thầy cô giảng trên lớp, bị mất kiến thức thì việc tìm cho mình một gia sư tại bất cứ một trung tâm gia sư Hà Nội nào để được “học lại” cũng là rất khó khăn. Tuy đây chỉ là môn phụ nhưng chúng ta hãy cố gắng dành cho nó 1 lượng thời gian xứng đáng, nếu không thì khi kì thi tốt nghiệp đến gần nhiều bạn có “vắt chân lên cổ” chạy cũng không kịp. Chúc các bạn học tốt !
|