Với những khách hàng có khó khăn trong nhu cầu giao tiếp, người bệnh bị nghe kém (khiếm thính, điếc) cần được đo khám chẩn đoán sức nghe tại các trung tâm thính học chuyên nghiệp có máy đo thính lực và buồng đo cách âm đạt chuẩn trước khi quyết định sử dụng các thiết bị máy trợ thính hỗ trợ sức nghe. Khi đến với trung tâm Trợ Thính Cát Tường, khách hàng bị nghe kém sẽ được thực hiện đo khám sức nghe và tư vấn máy trợ thính theo một quy trình khép kín, hiện đại: 1. Khám sơ bộ - soi tai Bạn cần được soi và kiểm tra tai, trước khi tiến hành đo sức nghe, nhằm mục đích: - Đảm bảo ống tai của bạn không bị dị vật hay ráy tai cản trở dẫn tuyền âm thanh, làm cho kết quả đo thính lực không chính xác. - Đánh giá khái quát được tình trạng tai ngoài của bạn như: cấu trúc tai có bị dị dạng hay không? Tai đã từng trải qua phẫu thuật chưa? Tai có bị bệnh lý viêm, chảy mủ không? Màng nhĩ có bị thương tổn gì không?… - Tránh việc kết quả thính lực bị sai lệch đối với tai đang có bệnh lí viêm, chảy mủ. Nếu kiểm tra tai trước khi đo, sẽ có những hướng dẫn cần thiết cho khách hàng điều trị cho hết bệnh sau đó mới kiểm tra tai lại. - Hạn chế khó khăn khi lấy dấu tai để làm núm tai, vỏ máy trong tai trong trường hợp cấu trúc tai đặc biệt. - Tránh tổn thương tai giữa trong quá trình lấy dấu tai, do không có sự đánh giá trước để phát hiện những trường hợp tai giữa từng mổ hoặc phẫu thuật. 2. Đo khám chẩn đoán thính lực - Khách hàng sẽ được tiến hành phép đo thính lực đơn âm chủ quan trong buồng cách âm đạt chuẩn để chẩn đoán mức độ nghe kém. - Với khách hàng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không phối hợp đo thính lực đơn âm chủ quan sẽ được tiến hành phép đo ngủ ASSR. 3. Tư vấn máy trợ thính phù hợp với mỗi tai Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có khả năng khuếch đại và xử lý âm thanh trợ giúp cho những người có khó khăn khi nghe, khi giao tiếp. Máy trợ thính được phát minh ra nhằm giúp bạn nghe tốt hơn, nó không thể giúp bạn phục hồi sức nghe trở về bình thường. Do vậy trước khi đeo máy trợ thính, bạn cần có sự tư vấn về chuyên môn, tuân thủ tiêu chí và chỉ định của các chuyên viên thính học để lựa chọn cho mình loại máy phù hợp nhất với thính lực. Nếu bạn mua máy ở những địa chỉ không uy tín, không đủ chuyên môn, rất có thể máy trợ thính đó không phù hợp với thính lực của tai bạn và sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức nghe. • Chỉ định đeo máy trợ thính - Bệnh nhân nghe kém tiếp nhận hai tai từ > 40 dB trở lên (mức độ nghe kém trung bình, nặng, sâu). - Bệnh nhân điếc tiếp nhận một bên tai có sức nghe từ 40 đến 80 dB. - Bệnh nhân nghe kém dẫn truyền một hoặc hai bên tai không chấp nhận can thiệp y tế hoặc trong thời gian điều chờ phẫu thuật. • Các tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn máy trợ thính - Mức độ nghe kém - Công suất máy trợ thính - Công nghệ máy trợ thính (Analog, Trimmers, Kỹ thuật số) - Môi trường sống/ môi trường làm việc - Thẩm mỹ, sở thích cá nhân - Giá cả phù hợp điều kiện kinh tế Hình dạng máy trợ thính 4. Hiệu chỉnh nghe thử máy ở các môi trường khác nhau - Sau khi chọn lựa được máy trợ thính phù hợp dưới sự hướng dẫn và tư vấn của chuyên viên thính học, bạn sẽ được nghe thử máy tại các môi trường khác nhau: + Môi trường yên tĩnh (trong nhà) + Môi trường ồn (ngoài đường) + Nghe điện thoại + Xem ti vi + Nghe nhạc… - Những dòng máy công nghệ kỹ thuật số sẽ được kết nối vào phần mềm chuyên dụng để thiết đặt tinh chỉnh âm thanh, nén giảm tiếng ồn, tăng rõ phần lời nói theo các chỉ số đo thính lực của bạn 5. Lấy dấu tai làm núm tai, vỏ máy trong tai
|