Công ty Máy trợ thính & Thiết bị Thính học Cát Tường được thành lập từ 1997 với mục tiêu mang lại âm thanh đến với các bệnh nhân, giúp họ có được cuộc sống trọn vẹn hơn: “Nghe rõ để tận hưởng”. Cát Tường chúng tôi tự hào với đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán, tư vấn và hiệu chỉnh máy trợ thính; có trình độ chuyên môn cao cập nhật và triển khai các công nghệ mới, sản phẩm mới, mang lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân của mình. Chúng tôi chuyên cung cấp các dòng máy trợ thính chính hãng với nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay, máy trợ thính được thiết kế 6 kiểu đeo khác nhau, bao gồm: CÁC KIỂU ĐEO MÁY TRỢ THÍNH 1. Máy trợ thính đeo sau tai (BTE – Behind The Ear) • Đặc điểm cấu tạo: - Gồm thân máy , núm tai và ống nối; - Nằm khuất sau vành tai, truyền âm thanh qua ống nhỏ tới núm tai được làm khít với ống tai từng người; - Vỏ máy chứa các thiết bị điện tử, điều khiển, pin, micro và thường có cả loa. - Công nghệ của máy có thể là máy Trimmer hoặc kỹ thuật số; - Phù hợp cho hầu hết các đối tượng nghe kém, kể cả trẻ nhỏ. • Ưu điểm: - Đủ công suất máy cho các mức độ nghe kém từ nhẹ đến nặng sâu; - Thân máy chứa thiết bị điện tử đặt ngoài tai (sau vành tai) do đó giảm ảnh hưởng của độ ẩm và ráy tai đến máy, từ đó làm tăng độ bền của máy; - Dễ dàng kết nối với các thiết bị hỗ trợ khác (như FM, Iphone, minimic …), tích hợp trực tiếp được với các nguồn âm thanh. • Nhược điểm: - Máy không được thẩm mỹ bằng các dòng máy đeo trong tai. Dễ bị rơi máy nếu không có khuôn tai khít với ống tai; - Trong các trường hợp điếc nặng và sâu, núm tai phải thật khít để loại bỏ được tiếng ồn phản hồi; - Những người vụng về thì khó khăn trong đeo máy. 2. Máy BTE Life Là một dạng máy BTE nhưng kích thước nhỏ hơn và dùng một ống nối rất nhỏ, gần như là vô hình để nối giữa vỏ máy và ống tai. 3. Máy trợ thính loa trong tai (Receiver in the canel – RIC) - Máy kĩ thuật số lập trình và hiệu chỉnh bằng máy tính; - Loa được đặt trưc tiếp vào trong tai, âm thanh truyền qua ống nối; - Cố định loa trong tai bệnh nhân bằng núm silicon; - Ưu điểm của loại máy này là phù hợp cho những người có thính lực dốc, nghe tốt âm trầm nhưng nghe kém những âm cao, giúp nghe êm hơn; - Tuy nhiên, nhược điểm của dòng máy này do loa được đặt trực tiếp vào trong ống tai nên dễ ảnh hưởng bởi ráy tai, mồ hôi, độ ẩm, do đó máy sẽ nhanh bị hỏng loa hơn các dòng máy khác. 4. Máy trợ thính đầy tai (In The Ear – ITE) - Là máy kỹ thuật số; - Nằm gọn trong tai, được làm vừa với khuôn tai từng người; - Dùng cho điếc nhẹ - nặng. • Ưu điểm - Có thể kết nối với các thiết bị không dây như FM, Iphone …; - Thẩm mỹ; - Vị trí microphone thuận lợi cho việc khuếch đại tần số cao; - Cải thiện việc định hướng âm thanh; - Nhỏ gọn, kín đáo. • Nhược điểm - Không dùng cho trẻ em vì trẻ em lớn lên và phát triển, nên khuôn tai cũng sẽ thay đổi. Trong khi đó máy ITE không dễ dàng điều chỉnh được như núm tai của máy BTE; - Dễ bị hú vì loa và micro ở gần nhau. 5. Máy trợ thính cửa tai (In the canal - ITC) - Gần giống máy đầy tai ITE nhưng nhỏ hơn và đến cửa tai; - Máy kỹ thuật số; - Nằm khít trong ống tai, được làm vừa với khuôn tai từng người. 6. Máy trợ thính lọt trong ống tai (Completely in Canal – CIC - Là loại máy trợ thính nhỏ nhất, nằm lọt hoàn toàn trong ống tai; - Máy kỹ thuật số. • Ưu điểm - Thẩm mỹ nhất hiện nay do được nhét gọn trong ống tai; - Giảm được tiếng ù của gió khi đi ngoài đường; - Giúp người mang máy nghe điện thoại dễ hơn; - Định hướng âm thanh tốt. • Nhược điểm - Ống tai quá nhỏ thì không dùng được; - Không có cuộn dây cảm ứng (do máy quá nhỏ); - Khó sử dụng vì nhỏ.
|