CHÙA TỨ KỲ - CHÙA YÊN PHÚ - ĐỀN THỜ NGUYỄN TRÃI -
NGUYỄN THỊ LỘ - CHÙA ĐẬU
(1 ngày)
07h00: Xe ôtô của cty du lịch quốc tế đón quý khách tại điểm hẹn đi lễ tại chùa Tứ Kỳ, Chùa Tứ Kỳ (còn có tên “Linh Tiên tự”) thuộc thôn Tứ Kỳ, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, Chùa cũng là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền huyện xã trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sư cụ Đàm Dần trụ trì chùa đã được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến. Chùa được xây dựng trên một khu đất cao ráo về phía Đông Bắc làng, phía ngoài là tam quan, tiếp đến nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp A.
9h00: Xe đưa quý khách đi Chùa Yên Phú còn có tên gọi Thanh Vân Cổ Tự, thuộc xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, nằm kề quốc lộ 1A. Tương truyền, chùa có từ thời Hai Bà Trưng, do sư bà Phương Dung, con gái ông Trương Công và bà Phùng Thị Huệ chủ trì... Trong lịch sử, ngôi chùa có những sự tích gắn với những chiến công chống ngoại xâm của dân tộc. Năm Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống giặc phương Bắc, sư bà Phương Dung đã cùng hai chàng trai có tên là Trung Vũ và Đài Liệu hưởng ứng lời hiệu triệu của Bà Trưng chiêu mộ hàng ngàn tráng đinh tham gia khởi nghĩa, trong đó chọn 25 thanh niên của trang (làng) Yên Phú làm gia thần giúp việc quân cơ và kéo về Hát Môn hòa vào nghĩa quân chống giặc Tô Định (Đông Hán). Thắng trận, Bà Trưng lên ngôi vua đã ban tước lộc cho nghĩa quân và phong cho Phương Dung làm công chúa, Trung Vũ là chỉ huy sứ Tả tướng quân và Đài Liệu làm Hữu tướng quân; ban cho dân Yên Phú 300 mẫu ruộng, miễn đi phu tạp dịch... Trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Thanh, vua Quang Trung đã chọn Yên Phú làm điểm tập kết quân Tây Sơn, đánh đồn Ngọc Hồi, góp phần làm nên chiến thắng Đống Đa, giải phóng thành Thăng Long vào năm Kỷ Dậu 1789. Thời kỳ cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chùa là cơ sở hoạt động của chi bộ đảng địa phương, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động ra vào thành Hà Nội... Ghi nhận công tích, chùa Yên phú được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất; năm 1989 đươc Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
11h00: Qúy khách tự do ăn trưa.
12h00: Xe đưa quý khách đi thăm đền thờ Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, nhà chính trị,nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn thời Lê (thế kỷ XV). Có lần ông gặp “cố gái bán chiếu gon” . Đó là cô Nguyễn Thị Lộ bấy giờ đang dạy con vua trong triều đình. Bà Nguyễn Thị Lộ theo xa giá về nơi Nguyễn Trãi ở. Khi vua về Thăng Long, bà lại theo xa giá cùng về. Đến trại vải Lệ Chi Viên ở một làng bên Gia Lâm, trời đã tối, vua tôi cùng ở lại, đêm đó không may vua bị cảm mất. Nhân đó, bọn gia thần đổ cho Nguyễn Trãi đã mưu cùng bà Nguyễn Thị Lộ để hại vua. Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc để lại vụ án Lệ Chi Viên tới thời Lê Thánh tông mới sáng tỏ. Ở cuối làng Khuyến Lương (Thanh Trì), nhân dân xây đền thờ Nguyễn Trãi và đền thờ Nguyễn Thị Lộ. là di tích quý. Đền thờ bà Nguyễn Thị Lộ có lẽ cả nước mới có một là ở đây.
14h00: Xe đưa quý khách đi thăm Chùa Đậu,là một ngôi chùa ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì chùa thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ nên chùa được gọi là chùa Đậu và còn có tên là Pháp Vũ tự.
16h00: QK lên xe về điểm xuất phát,kính chào và hẹn gặp lại
BẢNG GIÁ TRỌN GÓI CHO 01 QUÝ KHÁCH :135.000Đ
( áp dụng cho đoàn 40 khách trở lên)
* Dịch vụ bao gồm: Xe ôtô điều hoà đời cao (nước uống trên xe), Vé thắng cảnh, Hướng dẫn viên , Bảo hiểm du lịch tối đa 10.000.000 đ/khách.
* Dịch vụ không bao gồm: Ăn trưa, các chi phí cá nhân, điện thoại, thuế VAT.
* Sales - Marketing:
Thu Hương
Email :
[email protected]Di động : 0989.384203/ 0936.587255
Tex / Fax : 04.32595828
...................................
CÔNGTY CỒ PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
Số 4 ngõ 159 phố Chùa Láng , Láng Thượng , Đống Đa, Hà Nội
websile : dulichtrongoi.org
Email :
[email protected]