Hội thảo: “KỸ NĂNG THIẾT KẾ KỲ VỌNG Cát Tường Hà Nội: 134 Chùa Bộc, Đống Đa, HN; 024 3857 4461/0904 052 212; Cát Tường Hải Phòng: 261 Hai Bà Trưng, Lê Chân; 0225 3956 755/0912 844 278; Cát Tường Quảng Ninh: 126A Cao Xanh, Hạ Long; 0203 3812 363/094 111 0151; Cát Tường Thái Bình: 70 Phan Bá Vành; 0227 3640 988/0978 377 629; Cát Tường Nam Định: Số 6 Thái Bình; 02283 719 888/0978 377 629; Cát Tường Thanh Hóa: 92B Hải Thượng Lãn Ông; 0237 3 911 900/ 0967 303 599; Hội thảo: “KỸ NĂNG THIẾT KẾ KỲ VỌNG Cho trẻ khiếm thính theo từng độ tuổi – Vượt thách thức & Thành công” 16:00, Ngày 19/5/2018, tại Khách sạn Cát Dài - số 229 đường Hai Bà Trưng - Lê chân – Hải Phòng, các gia đình có con khiếm thính cần can thiệp trợ thính đã đến tham dự hội thảo với chủ đề “KỸ NĂNG THIẾT KẾ KỲ VỌNG Cho trẻ khiếm thính theo từng độ tuổi – Vượt thách thức & Thành công” Trình bày bởi chuyên gia Quốc tế Phục hồi Chức năng Thính giác AVT - Prof. Leah Labrador Nội dung chương trình: 16:00 – 16:30 Đón tiếp, chụp ảnh và khai mạc chương trình 16:30 – 17:15 Nhu cầu phát triển sức nghe & ngôn ngữ của trẻ theo từng độ tuổi trình bày bởi Prof. Leah Labrador. - Trí não được hình thành liên tục: Trong những năm đầu đời, cứ mỗi giây lại có 700 kết nối thần kinh được hình thành, hệ thần kinh của các xúc giác phát triển trước tiên, bao gồm cả nghe, rồi tiếp theo sau là ngôn ngữ. - Năng lực thay đổi của não bộ giảm dần theo tuổi: Phần lớn các kết nối của não bộ được hình thành sớm trong 3.5 năm đầu đời. Trẻ em có thể học ngôn ngữ muộn hơn, nhưng không dễ dàng và không nhanh. - Phát triển trí não và khiếm thính: Ngay từ khi một đứa trẻ được chẩn đoán và kết luận khiếm thính, tới khi trẻ được hỗ trợ nghe bằng công nghệ (Máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai), đứa trẻ đó đã và đang bị trễ về kỹ năng nghe nói. Được hỗ trợ nghe bằng công nghệ lúc 1 tuổi → Trễ 1 năm; Được hỗ trợ nghe bằng công nghệ lúc 2 tuổi → Trễ 1 năm; Trẻ cần phải làm rất nhiều để bắt kịp (tùy mức độ trì hoãn) nhằm mục tiêu giúp trung khu thính giác tại não bộ phát triển và khiến kỹ năng ngôn ngữ đạt mức phù hợp với độ tuổi thực. 17:15 – 18:00 Các yếu tố chi phối kỳ vọng & hiệu quả - trình bày bởi Prof. Leah Labrador - Đối với một trẻ bị khiếm thính, trẻ luôn luôn phải nỗ lực nghe sẽ lớn hơn rất nhiều so với các nhiệm vụ khác khi học nói như nhận thức, ghi nhớ, những thói quen hàng ngày khác…). - Trẻ khiếm thính phải nghe được lời nói rõ ràng kể cả những âm nhỏ nhất ngay từ sớm nhất. - Dạy trẻ học nói giống như xây 1 ngôi nhà trong đó việc nghe và lắng nghe là nền móng, từ đó xây dựng bằng việc lắng nghe, thu nhận ngôn ngữ và hình thành ngôn ngữ diễn đạt. - Với 1 trẻ bình thường, 12 – 18 tháng tuổi trẻ đã biết sử dụng khoảng 20 từ, cho đến 4 tuổi trẻ đã có thể hiểu ít nhất 5000 từ và biết sử dụng khoảng 1900 từ. Do đó, trẻ cần phải nói “càng sớm càng tốt”. - Vậy, để trẻ ít phải nỗ lực khi nghe và trẻ nghe rõ lời nói cần phải có công nghệ trợ giúp nghe hiện đại nhất để đạt được ngưỡng nghe trong khoảng từ 20 – 25 dB. 18:00 Câu chuyện thực tế của người trong cuộc “My story” Story 1: Câu chuyện của bé Trương Ngọc Minh Mọi người rất ấn tượng về khả năng nghe nói của con, đặc biệt bài hát “Nơi ấy con tìm về” do chính con hát tặng. Chia sẻ của mẹ bé Ngọc Minh sau buổi hội thảo Story 2: Câu chuyện chia sẻ của bé Nguyễn Hà Phương 19:00 Hỏi đáp cùng chuyên gia.
|