Trong quá trình hớt lớp phôi trên bề mặt chi tiết cần phải có một công để thắng các biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo, đồng thời phải thắng cả ma sát ở mặt trước và mặt sau của dụng cụ. Sự mài mòn dụng cụ cắt- là quá trình phá hủy lớp bề mặt dẫn đến sự thay đổi dần hình dạng và trạng thái bề nặt của dụng cụ. Độ mòn- là kết quả của quá trình mài mòn mà ta có thể đo được, ví dụ bằng milimet hay micromet.
Ma sát gây mòn dao và giảm tuổi bền của dao.
Tuổi bền của dụng cụ là thời gian làm việc của nó( đo bằng phút) giữa hai lần mài kế tiếp nhau. Như trên ta đã nói, mỗi vật liệu dụng cụ, chỉ có thể giữ được tính chất cắt tới một nhiệt độ nhất định. Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn đó thì tính chất cắt của dụng cụ sẽ bị mất ngay tức khắc. Trong trường hợp như vậyl, có khi người ta nói dụng cụ đã “ bị cháy”.
Nhiệt sinh ra trong quá trình cắt không chỉ ảnh hưởng tới tuổi bền của dụng cụ, mà còn ảnh hưởng tới độ chính xác gia công của chi tiết. Thực ra, trong quá trình cắt, chi tiết gia công bị nung nóng và khi nguôi đithì kích thước của chi tiết giảm xuống.
Dụng cụ cắt bị mòn cả ở mặt trước lẫn mặt sau. Khi gia công vật liệu giòn ( gang, đồng thau), dụng cụ bị mòn mặt sau. Trong trường hợp này tạo thành diện tích mòn có α=0. Các dao hợp kim cứng chủ yếu bị mòn ở mặt sau. Khi gia công vật liệu dẻo, dụng cụ bị mòn ở vật trước được dạng vết lõm.
Khi gia công bằng dao đã mòn thì lực tiếp tuyến tang lên và công suất bị tiêu hao nhiều. Độ mòn của dụng cụ làm cho chất lượng bề mặt gia công giảm xuống.
Khi gia công thô bằng dao phay mặt đầu, độ mòn ở mặt sau cho phép tới 1,5-3mm, còn khi quay tinh – tới 1mm.
Khi chọn chết độ cắt, cần phải tính đến độ mòn giới hạn xảy ra sau một thời gian nhất định- tuổi bền của dụng cụ. Tuổi bền của dao phay các loại khoảng 90-320 phút này tùy theo kích thước và gia công của chúng.
Liên hệ: Cơ Khí Khuôn Mẫu Lộc Phát
Điện thoại: 028 6678 5458 - 09 1111 4512 Mr Bảo
Địa chỉ: 336 Tân Hòa Đông, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM
Website: http://khuonmaulocphat.com/
Email:
[email protected]