BẠO LỰC GIA ĐÌNH đang là vấn đề nhức nhói của toàn xã hội hiện nay. Nó không chỉ ảnh hướng xấu đến sức khỏe và tâm lý của những nạn nhân bị bạo hành gia đình mà còn ảnh hưởng xấu đến văn hóa của toàn xã hội.
BẠO LỰC GIA ĐÌNH không chỉ dành riêng cho một ai trong gia đình, mà nó xảy ra giữa vợ chồng, cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này.
Các hình thức bạo hành gia đình:
Bạo hành về thể xác: hững hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già.
Bạo hành về tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em... cũng được xếp vào loại này.
Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài...
Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.
Một số biện pháp để ngăn chặn bạo lực gia đình:
Hạ nhiệt hành vi bạo lực:
Hạ nhiệt có nghĩa là khi chồng nóng thì vợ bớt lời, làm cho chồng nguôi ngoai, sau đó tìm cơ hội thích hợp khuyên lơn để người chồng thấy rằng hành vi bạo hành vừa qua là một sai lầm cần thay đổi. Ngược lại nếu người vợ cũng nóng tính vì muốn chứng minh mình chính là nạn nhân oan ức của sự sai lầm do chồng gây ra, đứng trên cương vị người vợ, chúng ta cũng hành động nói năng như người chồng thì chỉ “đổ dầu vào lửa”.
Giúp đỡ thay đổi tâm tính:
Sau khi đã hạ nhiệt được cơn nóng giận của người chồng thì người vợ phải biết tư vấn, bao gồm lắng nghe lý do tại sao chồng mình lại hành động như vậy, sau đó tâm sự giải bày. Qua tâm sự, người chồng có thể nhận ra vợ chính là người lo lắng, thương mình nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế nhiều người vợ lại không hiểu và cư xử như tâm hạnh bồ tát để tháo gỡ tình huống đổ nát trở thành lành lặn.
Nhu cầu giúp đỡ:
Những nạn nhân nên nhờ gia đình phía tác nhân gây nạn bạo hành như cha, mẹ, anh, chị, em; sau đó nhờ hàng xóm, hội phụ nữ, hoặc thậm chí là công an.
Trừng phạt bạo hành gia đình:
Thứ nhất, luật hôn nhân gia đình của Việt Nam năm 2000, điều 107 quy định tóm lược như sau: “Người vi phạm các điều kiện kết hôn: Hành hạ, ngược đãi; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng, vợ hoặc con và các thành viên khác trong gia đình thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Nếu gây thiệt hại nặng thì phải bồi thường”. Rõ ràng điều lệ 107 này có một sơ hở là không đề cập chi tiết mức án như thế nào, dẫn đến sự tùy nghi trong công việc giải quyết các tình huống vi phạm. Điều này làm cho nhiều người không coi trọng và để ý đến luật. Có trường hợp người chồng hành hạ đánh đập vợ mà chỉ bị cảnh cáo, phạt qua loa với mức phạt năm bảy chục nghìn. Do vậy chúng tôi nghĩ điều luật này cần phải được mở rộng chi tiết hơn với các hình phạt thích đáng đến từng hành vi vi phạm bạo hành gia đình.
Thứ hai là luật hình sự xuất bản năm 1999, điều 151 quy định như sau: “Người ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Ở đây chúng ta thấy khung hình phạt có phần chi tiết hơn và điều này dĩ nhiên có tác dụng trong việc răn đe và làm giảm thiểu nạn bạo hành gia đình.
Nếu các bạn có thắc mắt gì xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn miễn phí cho các bạn. Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN & THƯƠNG MẠI ĐÀ NẴNG
(THÁM TỬ DDT ĐÀ NẴNG)
ĐC: 165B HUỲNH NGỌC HUỆ-HÒA KHÊ-THANH KHÊ-ĐÀ NẴNG
ĐT: 05113 727 420 Tel: 0942 545 223 hoặc 0511 1080 (tổng đài Đà Nẵng)
Email:
[email protected]Website: thamtudanang.orv.vn/