Kính gửi: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may tại Việt Nam V/v: Chứng nhận hợp quy hàng dệt may Hiện nay, các trung tâm thương mại lớn như Vincom, Lotte, Coop-mart, Big-C, Vinmart, Aeon Mall… đã yêu cầu các nhà cung ứng, sản xuất, kinh doanh ngành hàng may mặc phải cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng nhận hợp quy/công bố hợp quy cùng với hàng hóa đã được gắn nhãn hợp quy (CR) trên sản phẩm trước khi bày bán ra thị trường. Thông tư số 21/2017/TT-BCT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (gọi tắt là QCVN 01:2017/BCT) - Theo quy định của QCVN 01:2017/BCT thì: Trước khi đưa sản phẩm dệt may ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam doanh nghiệp phải thực hiện: + Công bố hợp quy cho sản phẩm do mình nhập khẩu, sản xuất. + Dán nhãn hợp quy (dấu CR) đối với các sản phẩm đã được công bố hợp quy theo các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ”. Đối với hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý phải có các thông tin: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương; tờ khai hàng hóa nhập khẩu và phải công bố hợp quy trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, doanh nghiệp cần lưu ý phải có các thông tin: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; số lượng; hóa đơn hoặc chứng từ liên quan mua bán hàng hóa tương đương và phải công bố hợp quy trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Theo quy định tại mục 1.3.5 của QCVN 01:2017/BCT về phân nhóm sản phẩm dệt may thì Sản phẩm dệt may chia thành 03 nhóm: a) Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền. b) Nhóm số 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng. c) Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng. - Đối với việc thực hiện hợp quy theo phương thức 7 (theo lô) cho lô hàng nhập khẩu hoặc lô hàng thương mại nội địa: Doanh nghiệp thực hiện 01 bản công bố hợp quy cho toàn bộ lô hàng (ứng với mỗi mã vận đơn hoặc số lô hàng). Danh sách chi tiết của từng mặt hàng trong lô hàng hóa được kê khai tại phụ lục kèm theo Bản công bố hợp quy, Phụ lục là một bộ phận của Bản công bố hợp quy. Đồng thời, phụ lục phải nêu rõ tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, mã sản phẩm, nhóm sản phẩm, số lượng sản phẩm, đặc trưng kỹ thuật (Hàm lượng formaldehyt và Hàm lượng Amin thơm) của từng sản phẩm công bố hợp quy. Thủ tục công bố hợp quy được quy định tại Thông tư 21 (Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật). Trong trường hợp Công ty không thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật (ở đây là quy định về thủ tục công bố hợp quy tại Thông tư 21) sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (cụ thể tại điểm b Khoản 3 Điều 19). - Trách nhiệm của Tổng cục Quản lý thị trường: Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn; - Trách nhiệm của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: + Tiếp nhận công bố hợp quy và đăng trên cổng thông tin của Sở; + Báo cáo Bộ Công Thương
|