Tết xưa miền Nam Ngày trước, ở miền Nam, Nhà nhà chuẩn bị ăn Tết trước 1 tháng.Miền Nam có nhiều hoa Mai thứ hoa này được đưa về các chợ ở Sài Gòn là món quà trang trí không thể thiếu trong ngày Tết. ở nông thôn thì loại hoa Tết quen thuộc nhất là vạn Thọ, nở rộ cả sân nhà. SCOBIGTRAVEL Đặt Phòng khách sạn, Tour du lịch giá rẻ theo yêu cầu tại Đà Nẵng, đảm bảo giá tốt, uy tín0965401379 Trong muôn sắc hoa xuân, người miền Nam dành một tình cảm đặt biệt cho hững cành Mai vàng. Cũng như hoa Đào miền Bắc, hoa Mai cũng là thứ hoa bền bỉ sức sống lâu tàn, đó là sắc hoa tượng trung cho miền Nam. Mai tỏa ra nhiều cánh và mịn như lụa, ánh lên sắc vàng rực rỡ. Ngày 23 tháng chạpchủ yếu là lễ thanh minh riêng cua miền Nam. Đó là tục tảo mộ trọng thể. Đi tảo mộ phải có mặt chủ nhà và ít nhất có một cậu con trai với một người nhà, thường là đi cả nhà. Tảo mộ không bắt buột phải cúng lễ gì. Nhưng người đi tảo mộ vẫn cúng, thường là xôi gà, hoa quả,cúng xong ăn tại chổ.việc tảo mộ cúng lễ này thay thế cho lễ Thanh Minh. Sau ngày tảo mộ người miền Nam chuẩn bị đón Tết như sau: quét dọn nhà cửa đánh bóng các đồ thờ và đồ dùng bằng đồng, viết câu đối hoặc tự viết câu đối rồi trang hoàng nhà cửa mua những thứ còn thiếu. đến ngày 29 mọi thứ đâu vào đấy.trưa ngày 30 đúng Ngọ, cúng rước ông bà ông vải(cúng tấc niên) đến chạn vạng tối 30 mới dựng cây nêu. ở người miền Nam hay bày biện trên bàn thờ tổ tiên một đôi dưa Hấu thật to. Đây cũng là dịp thi đua nhà nào cúng dưa to nhất để nổi danh trong làng . Quả dưa được đặt giữa long các nải chuối trên đó có các quả cam, trùm lên quả dưa là một quả hồng ép phơi khô trong như chiếc mũ nồi, và trên quả hồng là quýt chính mọng như mào gà.Đó là mâm ngũ quả miền Nam. Đôi dưa Hấu màu xanh biết đối diện bên hai góc cạnh bàn thờ. Đôi chân đèn sáp và cành hoa Mai vàng cắm trong chiếc độc bình để sau lư hương, tảo những cánh hoa rự rỡ hài hòa. Tết ở miền Nam các gia đình thường hay ngã heo chứ khong mua hàng thịt, mà hễ ngã heo thì có nấu nướng ăn uống. Những gia đình ít người thường chung nhau mấy người một con. Vào đêm 30 họ mới nấu bánh tét. Theo phong tục ở nông thôn miền Nam, vào sáng mồng một, việc đầu tiên dân làng ra lạy thần ở đình. Thường thì đàn ông ở tuổi trưởng thành trở lên phải lạy thần làng nhưng trên thực tế điều đó không bắt buộc. Các bà lớn tuổi thì hay đi lạy Phật, thần làng rồi sau đó đến ông bà tổ tiên ở nhà rồi đến bên nội, rồi bên ngoại và tổ các bạn bè thân hữu. trong những ngày Tết người ta cúng cơm ngày 3 bữa giống như tổ tiên có mặt trên bàn thờ. Xế trưa mòng 3 thì cúng đưa ông bà. Như đa số các gia đình thường để dến chiều mồng 4. Không biết từ bao giờ lưu truyền lại trong tiềm thức của nhân dân miền Nam là bắt đầu bước sang năm mới, thì mỗi người tự hay cùng bạn bè chọn lấy mười ngõ chùa trong vùng để đi lễ Phật tron trong thời gian một ngày, ngày được chọn là này tốt. hành trình đến mười ngôi chùa là do mình chọn lấy. Người đi lễ thường mang theo lễ vật và long tin. Người hành hương vào lễ cầu mong đức Phật từ bi bát ái độ trì , và nhận được lời giáo huấn của các sư trụ trì chùa. Sau một ngày hành hương về cõi Phật, long người sẽ cảm thấy khoang thai nhẹ nhàng hy vọng một năm vui tươi hạnh phúc. Hương vị Tết miền Nam, ngoài dưa Hấu bánh Tết còn phải kể đến bánh mứt, hat dưa và một số món cúng. Hạt dưa ở miền Nam phổ biến hơn ở miền Bắc. vì quen bờ biển các tỉnh nam trung bộ trồng nhiều dưa Hấu.Hat dưa phơi khô đóng vào bao tải đem bán. Các hiệu buôn đem về nhuôn đỏ. ở nam Bộ, có bốn món ăn thường dùng để cúng và để ăn trong mấy ngày Tết, thịt hầm phải là thịt bắp đùi hầm nhừ với vài vị thuốc Bắc để ăn chơi, chứ không an với cơm. Thịt kho Tàu phải là thịt ba chỉ, để miếng to mỗi bề phải 4cm và phải bỏ vào nồi thịt kho nước một quả dừa Xiêm để nồi thịt ấy có mùi vị dịu thơm. Mướp đắng bỏ ruột và nhồi thịt băm nhừ. Nem và bì là món thứ tư. KHÁCH SẠN GIÁ RẺ TẠI ĐÀ NẴNG LIÊN HỆ : MR LỰC : 0905757188 Rau thì có một thứ được ưa thích và phổ biến là món dưa giá ở nam Bộ và dưa món ở trung Bộ. món ăn tráng miệng nhất định phải là dưa Hấu. Bướt sang mồng 4 Tết, ăn thịt hầm và thịt kho tầu, lạp xường và các thứ nhẹ, có nhiều gia vị dễ tiêu cháo cá lóc, bún cá lóc, gà luột…có nhà ăn cháo gà và thịt gà xé phay. Thông thường ngày mồng bốn Tết nấu cơm cúng đất đai ông bà, có tuc cắt giấy kim ngân ra hình vuông, hình hồ lô để dán vào cột cửa, bàn tủ. Sau ngày mồng 4 kể như hết Tết, có nhà mồng 4 chỉ đơn giản là ngày hạ nêu, đốt vàng mả. tuy nhiên thanh niên trai gái vẫn còn đi du xuân đến hết ngày rằm tháng giêng âm lịch.
|