Thông tư 36/VBHN-BCT ( văn bản hợp nhất ) : Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may ( QCVN:01/2017/BCT )
Các sản phẩm dệt may bao gồm quần áo, da giày, thảm, chăn, màn, mền, vải, phụ kiện dệt may khác (được quy định tại Phụ lục I của QCVN:01/2017/BCT), trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy; gắn dấu hợp quy (CR) theo các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời chịu sự kiểm tra trên thị trường của chi cục quản lý thị trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa liên ngành.
Theo quy định, mức giới hạn hàm lượng formaldehyde trong các sản phẩm không được vượt quá các giới hạn sau:
- 30mg/kg với đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi;
- 75mg/kg với đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da;
- 300mg/kg cho sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da.
Và mức giới hạn về hàm lượng amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo không vượt quá 30mg/kg.
Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may chưa thực hiện công bố hợp quy sản phẩm dệt may theo QCVN:01/2017/BCT mà đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trưởng thì sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ bị phạt tiền các mức theo giá trị hàng hóa vi phạm; thấp nhất từ 1 triệu đồng đến mức cao nhất 300 triệu đồng. Phạt tiền từ 15 đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định; không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định. Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy; không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền; không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường… Do đó, các doanh nghiệp cần bắt tay vào việc Chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng dệt may và Công bố hợp quy hàng dệt may ngay từ bây giờ. Để đáp ứng nhu cầu công bố hợp quy sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may.
Để đẩy nhanh tiến độ công bố hợp quy đối với sản phẩm dệt may , chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, chứng nhận hợp quy với các sản phẩm thuộc nhóm dệt may theo quy chuẩn QCVN:01/2017/BCT tại Thông tư số 21/2017/TT-BCT. Nếu quý khách đang có nhu cầu xin chứng nhận vui lòng liên hệ Hotline 0904676796 hoặc Email:
[email protected]